A Vietnam-Japan friendship concert featuring renowned artists of the Vietnam National Symphony Orchestra (VNSO) under the baton of Japanese conductor Honna Tetsuji is set for the Hanoi Opera House on November 15.
The event, organized by the Japan-Vietnam Cultural Association (JVCA), aims to celebrate the 60th anniversary of Hanoi Liberation Day and the 55th anniversary of the establishment of the VNSO.
The concert will open with “Rhapsody Chim ưng” (Rhapsody Falcon) written by composer Dam Linh as a hello from Vietnam, performed by violinist Bui Cong Duy.
Additionally, audiences will have chance to listen to “Rhapsody for Orchestra” written by Japanese composer Yuzo Toyama and “Symphony No1 C Minor OP.68” written by German composer Johannes Brahms.
Đêm nhạc Phú Quang 'Hà Nội và em khi thu chớm đông sang'
Nghệ sĩ tham gia:
Tùng Dương, Hồng Nhung, Tấn Minh, Ngọc Anh (3A), Saxophone Trần Mạnh Tuấn
Tóm tắt:
Đêm nhạc Phú Quang 'Hà Nội và em khi thu chớm đông sang' như một món quà tri ân với khán giả mên mộ của người nghệ sĩ tài hoa vào mỗi độ sang thu
Năm nay đêm nhạc Phú Quang với tên gọi "Hà Nội và em khi thu chớm đông sang" được diễn ra vào 3 ngày 19,20,21/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội với sự tham gia của các ca sĩ Ngọc Anh, Hồng Nhung, Tùng Dương, Tấn Minh, Saxophone Trần Mạnh Tuấn và nghệ sĩ Violon Bùi Công Duy.
Đêm nhạc Richard Clayderman in Concert by VPBank:
19h30 NGÀY 23.8.2014 tại TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA, HÀ NỘI
----------------------------------------------------------
Ngày 23/08/2014, huyền thoại dương cầm thế giới Richard Clayderman sẽ biểu diễn một đêm duy nhất tại Hà Nội trong chương trình mang tên “Đêm nhạc Richard Clayderman cùng VPBank -Richard Clayderman in Concert by VPBank”.
Richard Clayderman in Concert by VPBank được bảo trợ bởi Đại sứ quán Pháp, với sự phối hợp tổ chức của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của nghệ sĩ Violon Bùi Công Duy) và SouthEast International Entertainment (SEI) sẽ mang đến cho các sinh viên nhạc viện và nhạc công cơ hội có được những trải nghiệm âm nhạc tầm cỡ quốc tế.
---------------------------------------------------------------------------
Richard Clayderman, nghệ sĩ dương cầm người Pháp, từng xuất hiện trong cuốn sách Kỷ lục Guinness thế giới với danh hiệu nghệ sĩ piano thành công nhất thế giới, là biểu tượng cho sự kết hợp tinh tế và ngọt ngào giữa nhạc cổ điển với âm nhạc đương đại và được mệnh danh là “ông hoàng” piano của nền âm nhạc hiện đại thế giới. Được tiếp xúc “sống” với các tác phẩm kinh điển qua những ngón đàn piano lãng mạn và trữ tình của danh cầm là một hạnh phúc không dễ gì có được đối với người nghe nhạc Việt Nam.
Là nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn đến khái niệm nghe nhạc cổ điển trên toàn thế giới, Richard Clayderman đã đơn giản hóa và đại chúng hóa nhạc cổ điển. Không những thế, ông còn biến những bản nhạc pop đương đại thành những giai điệu piano du dương đầy mê hoặc.
Tại Việt Nam, ông được biết đến và hâm mộ rộng rãi với những nhạc phẩm như Mariage d’Amour, A Comme Amour, Ballade Pour Adeline... Richard Clayderman là người nắm giữ những kỷ lục về lượng tiêu thụ đĩa nhạc trên quy mô toàn cầu, đạt trên 90 triệu CD; trong đó có tới 267 đĩa vàng, 70 đĩa bạch kim.
Chương trình hòa nhạc Beethoven và Prokofiev do Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với phần biểu diễn của nghệ sĩ Bùi Công Duy và concerto sẽ ra mắt công chúng ngày 19/6 tới đây.
Chương trình hòa nhạc Beethoven và Prokofiev lần này được nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Hà Lan Jan Stulen và sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch. Chương trình hòa nhạc sẽ giới thiệu tới công chúng 2 tác phẩm lớn là Violin Concerto No.1 in D Major, op. 19 của Sergei Prokofiev và bản giao hưởng số 7 nổi tiếng của Beethoven. Bản giao hưởng số 7 là tác phẩm mà Richard Wagner gọi là “Bậc thánh thần về vũ điệu” còn Weber thì gọi đó là “Tiết tấu của một nhà thương điên” để nói đến những nét nhạc choromatique ở bè basse của bản giao hưởng này. Điều đặc biệt nhất trong chương trình hòa nhạc là phần solo violin trong Violin Concerto của Prokofiev. Phần này sẽ do solist thuộc hàng đầu ở Việt Nam hiện nay đảm nhiệm - nghệ sĩ Bùi Công Duy. Đây cũng là lần đầu tiên tác phẩm này được giới thiệu đến công chúng Việt Nam.
Concerto hay còn được gọi là côngxectô có thể hiểu là một tác phẩm khí nhạc trong đó có hai nhóm nhạc cụ. Một nhóm đông người hơn (gọi là Ripieno) và một nhóm ít người (chừng 3 người, gọi là concertino, hoặc chỉ có 1 người, gọi là solo), hòa tấu với nhau. Một concerto thường có 3 movement: nhanh, chậm, nhanh. Trong concerto là âm thanh của nhạc cụ chủ đạo luôn nổi bật trên nền âm thanh của toàn bộ dàn nhạc. Nghe concerto cũng là lắng nghe sự tách bạch và đan quyện của hai dòng nhạc đó. Concerto thường không nặng tính triết lý như nhạc giao hưởng. Người có công lớn trong việc xây dựng thể loại nhạc concerto chính là thiên tài âm nhạc Mozart. Một điểm đặc biệt nữa phải nói đến của concerto đó là cơ hội để nghệ sĩ solo thể hiện tài năng diễn tấu của mình. Concerto thường có những trường đoạn yêu cầu kỹ thuật cao để nghệ sĩ solo biểu diễn. Thể loại âm nhạc này từ khi xuất hiện đã được yêu thích và giờ đây rất phổ biến trên thế giới.
Đây là lần đầu tiên nghệ sĩ Bùi Công Duy và concerto biểu diễn tại Việt Nam. Với tài năng đặc biệt, nghệ sĩ Bùi Công Duy chắc chắn sẽ mang đến công chúng những giây phút thăng hoa trong âm nhạc trong chương trình hòa nhạc này.
Chương trình hòa nhạc Beethoven và Prokofiev sẽ diễn ngày 19 tháng 6 tới đây tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh.
Trước sự chào đón của cả nghìn khán thính giả Đức, chiều 2/2, tại nhà hát Philharmonie ở thủ đô Berlin, nghệ sỹ violin Việt Nam Bùi Công Duy đã có buổi biểu diễn thành công cùng dàn nhạc giao hưởng danh tiếng Berliner Symphoniker.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Thị Hoàng Anh, đại sứ và đại diện nhiều sứ quán các nước ASEAN tại Đức, giới ngoại giao Đức cùng cả nghìn khán thính giả ở Đức, trong đó có nhiều người Việt Nam, đã tới thưởng thức buổi biểu diễn duy nhất của Bùi Công Duy trong đợt lưu diễn này.
Với tài năng, sự chuẩn bị chu đáo và sự hỗ trợ hết mình của các đồng nghiệp, Bùi Công Duy đã có màn trình diễn ấn tượng và thăng hoa tại Philharmonie.
Trước những tràng pháo tay kéo dài sau phần trình diễn, Bùi Công Duy đã phải nhiều lần trở lại sân khấu để đáp lại thịnh tình của khán thính giả.
Tâm sự sau buổi diễn, Bùi Công Duy cho biết sự xuất hiện của anh tại Philharmonie là một vinh hạnh và là sự trải nghiệm đặc biệt với nhiều cảm xúc đan xen.
Anh đã chơi đàn như một người được sinh ra tại Đức bên cạnh sự hỗ trợ của những đồng nghiệp Đức và sự chào đón của rất đông khán thính giả Đức.
Anh cũng chơi đàn như ở quê hương trước sự gần gũi, tình cảm và sự ủng hộ hết mình của đông đảo khán, thính giả người Việt ngay tại một sân lớn của châu Âu.
Chia sẻ về lý do của buổi biểu diễn này, Bùi Công Duy cho biết đó là quá trình dài, là kết quả của sự giao lưu, hợp tác trong suốt ba năm qua của anh với các đồng nghiệp người Đức, bắt nguồn từ khi nghệ sỹ Lê Ngọc Anh Kiệt, người Việt Nam duy nhất trong dàn nhạc Berliner Symphoniker, cùng Chỉ huy trưởng Lior Shambadal về Việt Nam biểu diễn.
Có được buổi biểu diễn này là công sức và sự hỗ trợ của nhiều người, trong đó nổi bật là Lê Ngọc Anh Kiệt...
Vui mừng với thành công của buổi biểu diễn, Bùi Công Duy cũng trăn trở làm sao đó để Đức biết nhiều hơn tới Việt Nam, tới nền âm nhạc cổ điển Việt Nam, bởi theo anh, Việt Nam có rất nhiều tài năng, nếu có cơ hội tiếp cận với nền âm nhạc đỉnh cao như ở Đức thì những bạn trẻ có thể tiếp bước, làm rạng danh đất nước Việt Nam.
Phát biểu cảm tưởng với nhóm phóng viên TTXVN tại Đức, nhiều khán, thính giả Đức và quốc tế đã bày tỏ sự ấn tượng đặc biệt đối với màn trình diễn của tài năng người Việt, giúp họ có trải nghiệm tuyệt vời dù đã nhiều lần tới Philharmonie.
Lê Ngọc Anh Kiệt, người cùng dàn nhạc Berliner Symphoniker đệm cho Bùi Công Duy, cho biết khán thính giả Đức, quốc tế và cả đồng nghiệp của anh đều đánh giá rất cao tài năng và màn trình diễn của Bùi Công Duy.
Thành công của Duy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam; qua đó, càng tạo niềm tin vững chắc cho anh và những người Việt Nam đang sinh sống và lao động ở nước ngoài tiếp tục giới thiệu, quảng bá nền văn hóa, âm nhạc, đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, cũng như hỗ trợ các tài năng Việt hội nhập quốc tế.
Philharmonie, phòng hòa nhạc danh tiếng bậc nhất châu Âu là nơi từng ghi dấu ấn biểu diễn của nhiều tài năng âm nhạc nổi tiếng thế giới, trong đó gần nhất là nghệ sỹ pianist Lang Lang hồi đầu năm 2014.
Việc Bùi Công Duy được mời biểu diễn với tư cách là nghệ sỹ solist đầu tiên của Việt Nam trong chương trình bán vé tại đây không chỉ là một vinh dự đối với riêng anh, mà còn đối với nền âm nhạc cổ điển của Việt Nam nói chung.
Thành công của Duy cũng sẽ để lại sự hiểu biết và ấn tượng đẹp đối với các nghệ sỹ, khán, thính giả Đức đối với tài năng và nền âm nhạc cổ điển Việt Nam, qua đó sẽ mở đường cho các tài năng khác của Việt Nam hội nhập với nền âm nhạc bác học thế giới./.